Cách chơi chứng khoán

Chứng khoán chờ thương vụ M&A lớn nhất


Ngày maiễn đàn M&A Việt Nam 2015 sẽ được tổ chức tại GEM Center - TP. HCM. Đây là diễn đàn về mua bán, sáp nhập lớn nhất Việt Nam do Báo Đầu tư phối với với AVM tổ chức thường niên.
Theo những thông tin ghi nhận từ Ban tổ chức Diễn đàn, sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tới sự kiện là rất lớn. Nguyên nhân là do thị trường M&A tại Việt Nam đang diễn ra sôi động và hứa hẹn sẽ có sự bùng nổ trong thời gian tới.
Các dữ liệu thống kê đang ủng hộ nhận định này.

Năm 2014, tại Việt Nam có tổng cộng  thương vụ M&A với tổng giá trị khoảng 4,2 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013. Còn năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục có khoảng 400 thương vụ được thực hiện với giá trị dự kiến vượt 5 tỷ USD.

Con số này có thể không lớn khi so sánh tổng giá trị M&A toàn cầu, đạt 2,2 nghìn tỷ USD cho nửa đầu năm 2015, nhưng vẫn đủ để đưa Việt Nam vào hạng thứ 20 thế giới xếp về mức độ tăng trưởng (năm 2014, thứ hạng nà).

M&A tại Việt Nam đang diễn ra tại hầu hết các lĩnh vực từ ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, bất động sản… Không ít thương vụ gây chú ý lớn như MHB sácủa Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho Mondelez, Vingroup mua lại 70% cổ phần của Ocean Retail, Indochina Land chuyển nhượng một số dự án cho một quỹ đầu tư thuộc Gaw Capital Partners…

Trong lĩnh vực chứng khoán, M&A diễn rng khoán (CTCK) vẫn đang chuyển động nhẹ trong mục tiêu giảm bớt số lượng CTCK yếu.

Từ đầu năm tới nay, số thương vụ được công bố khá khiêm tốn như CTCK Hải Phòng sẽ hợp nhất CTCK Á - Âu; CTCK Sacombank (SBS)ý kiến cổ đông hợp nhất với một CTCK khác, mà thông tin ban đầu cho thấy có thể là CTCK Phương Nam (PNS); CTCK Sen Vàng sáp nhập với CTCK Thái Bình Dương,…

Tính tới cuối năm 2014, số lượng CTCK mới giảm được 23% và còn tới 83 CTCK đang hoạt động, trong đó không ít công ty đang trong tình trạng “cầm chừng”. Thực tế cho thấy, thị phần môi giới, ký quỹ, tư vấn… chủ yếu nằm trong tay 10 CTCK dẫn đầu, phần còn lại rất nhỏ nhưng lại san cho tới khoảng 70 CTCK khác nhau.

Chính điều này dẫn tới dự báo hoạt động M&A trong khối các các CTCK sẽ diễn ra mạnh hơn trong năm nay và những năm tới.

Một TTCK với các thành viên thị trường ít hơn nhưng chất lượng phục vụ tốt hơn là một đích đến quan trọng trong kế hoạch tái cấu trúc của thị tr. Sự tinh gọn và hiệu quả còn nằm ở một kế hoạch lớn hơn nữa đó là sáp nhập hai Sở giao dịch chứng khoán thành một.

Tính đúng đắn của kế hoạch này đã nằm trong đề án được trình lên Bộ Tài chính và các cấp cao hơn, nên có lẽ không cần bàn tới ở đây. Câu chuyện hiện tại là việc sáp nhập sẽ diễn ra vào lúc nào, trong bao lâu và những vấn đề cần xử lý hậu sáp nhập, đặc biệt là câu chuyện nhân sự lãnh đạo.

Về giá trị, thương vụ này sẽ không quá lvà chắc chắn sẽ không ồn ào như sáp nhập hai sàn chứng khoán hàng đầu thế giới là Deutsche Boerse và NYSE Euronext hồi năm 2011.

Nhưng trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam, đây chắc chắn là thương vụ lớn nhất và được chờ đợi nhất.

Thời gian tới, thị trường sẽ bắt đầu quá trình đào thải


Theo ông Trần Đắc Sinh, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hoạt động hướng theo các quy định hết sức khắt khe, từ đó thị trường sẽ bắt đầu quá trình đào thải để chỉ giữ lại những nhà đầu tư có chất lượng. 
Làm thế nào để thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam luôn là một câu hỏi lớn trong thời gian dài. Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) xung quanh môi trường cạnh tranh rộng lớn của TTCK Việt Nam hiện nay.
Thưa ông, ông nhận định như thế nào về ý kiến cho rằng sẽ có một làn sóng dòng vốn nước ngoài “chảy” mạnh vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới?
Ông Trần Đắc Sinh: Việt Nam đang tham gia sâu và rộng vào nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 60/CP để mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ có hiệu lực thi hành vào tháng 9/2015. Đây là một điều kiện, khung pháp lý rất tốt để chúng ta thực hiện sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Song song đó, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã phối hợp cùng nhiều Bộ ngành thực hiện chuyến di xúc tiến đầu tư tại Mỹ. Qua đó, rất đông các nhà đầu tư, rất nhiều tỷ phú tham dự diễn đàn xúc tiến đầu tư này và bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Như vậy, sau hàng chục năm hoạt động của TTCK, đến giờ chúng ta đã có được những chính sách phù hợp cho thị trường đã được ban hành. Theo nhận xét của tôi, các nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm đến những chính sách mới này, và họ cho rằng thị trường Việt Nam đang có độ mở rất lớn để phát triển trong một giai đoạn mới. Tôi khẳng định rằng đây là một tín hiệu mạnh mẽ để thị trường vốn của Việt Nam tăng tốc và thực sự phát triển, có thể trở thành một thị trường cạnh tranh hấp dẫn so với các nước trong khu vực.
Như vậy, cả thị trường sơ cấp và thứ cấp nếu được thực hiện nhiều giải pháp một cách đồng thời thì chắc chắn TTCK của chúng ta trong năm 2015 và 2016 sẽ có bước phát triển rất vượt bậc. Tôi cho rằng, trong thời gian đấy thị trường sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào TTCK Việt Nam.
Theo ông đâu là biện pháp mấu chốt để tăng tính hấp dẫn cho chứng khoán Việt Nam để đón đầu làn sóng như ông vừa nói? HOSE đang có những bước chuẩn bị nào để hỗ trợ cho các nhà đầu tư ngoại?
Để triển khai thực hiện các chủ trương của chính phủ, tạo đà cho sự phát triển nhanh của thị trường vốn Việt Nam, trong thời gian sắp tới HOSE sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc khá đồ sộ. Theo đó, chúng tôi sẽ liên tục đưa ra nhiều sản phẩm, giải pháp làm sao tăng tính thanh khoản trên thị trường, tạo độ hấp dẫn mạnh cho TTCK.
Thứ hai, chúng tôi sẽ xây dựng những chuẩn mực về công bố thông tin ở tầm cao hơn để đáp ứng được các tiêu chí khắc khe của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng tôi đang tập trung nghiên cứu làm sao cho ra đời thị trường phái sinh một cách nhanh nhất có thể để đưa những sản phẩm mới vào lưu thông trên thị trường. Nhất là làm sao để đưa các công ty nhà nước sớm IPO theo lộ trình, tạo điều kiện và sẽ hết sức quyết liệt để các doanh nghiệp này minh bạch hóa thông tin. Với quá trình này, một mặt chúng ta đang tạo ra hàng hóa đầu vào để nhà đầu tư nước ngoài có hàng hóa để mua với khối lượng lớn. Mặt khác, chúng ta sẽ tăng tính thanh khoản và độ hấp dẫn của của TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, hàng hóa phải được tạo ra một cách có chất lượng thật sự thì nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các quỹ đầu tư lớn trên thế giới mới quan tâm và mua vào. Một khi nhà đầu tư đã mua chứng khoán của chúng ta, họ cũng cần phải có một công cụ bảo hiểm, công cụ phòng ngừa rủi ro. Do vậy, chúng ta phải nâng chuẩn các cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường hiện nay, bằng các biện pháp như giám sát thị trường; ngăn chặn sự thao túng; lũng đoạn hoặc nội gián; các chuẩn mực mới về kế toán, kiểm toán; công cụ công bố thông tin đảm bảo đạt chuẩn với các thị trường khác…
Nếu thực hiện các giải pháp trên cơ sở đó, tôi tin rằng hàng hóa của chúng ta sẽ có chất lượng, đảm bảo độ cạnh tranh lớn so với các thị trường trong khu vực và trên thế giới.
Vậy hiện nay cổ phiếu của chúng ta đã đạt được chất lượng theo yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài chưa, thưa ông?
Phải nói rằng TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trên thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được những quy chuẩn quốc tế. Kể cả những nước trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia… chúng ta cũng chưa theo kịp. Thị trường chúng ta đang thiếu những sản phẩm đa dạng như sản phẩm cho quỹ đầu tư, công cụ đánh giá và đề phòng rủi ro, công cụ công bố thông tin, nhiều loại dịch vụ tài chính khác vẫn chưa có mặt trên thị trường. Ngoài ra, nhiều cơ chế khác nhau vẫn đang được áp dụng dù tiêu chuẩn trên 2 sàn hoạt động không khác nhau.
Trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ có những nghị định, thông tư mới quy định về công bố thông tin, giám sát, “áp” từng chuẩn mực cho các nhà đầu tư, các công ty với từng loại chứng khoán được giao dịch mua bán trong ngày… Chúng ta đang hoạt động hướng theo các quy định hết sức khắt khe, từ đó thị trường sẽ bắt đầu quá trình đào thải để chỉ giữ lại những nhà đầu tư có chất lượng.
Xin cám ơn ông!

Bài 3 : Cách chọn cổ phiếu

Qua bài 1 và bài 2 giới thiệu qua về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì từ bài này trở đi mình bắt đầu viết về những vấn đề mà nhiều người quan tâm nhất khi đầu tư chứng khoán.
1. Chọn cổ phiếu thế nào? ( Phân tích cơ bản )
Là câu hỏi mà những nhà đầu tư chứng khoán quan tâm nhất. Làm thế nào để chọn được cổ phiếu mang lại lợi nhuận cao?
Xin trả lời rằng cách chọn cổ phiếu tùy thuộc từng nhà đầu tư, mỗi người có một cách chọn khác  nhau không ai giống ai. Có người chọn các cổ phiếu đầu ngành, cũng có người chỉ chọn các cổ phiếu giá cực thấp để đầu tư. Những người đầu tư ngắn hạn thường thích các cổ phiếu biến động mạnh, những người đầu tư dài hạn thì chọn những cổ phiếu của công ty làm ăn tốt, có khả năng tăng trưởng tốt trong tương lai. Chung quy lại cũng chỉ một mục tiêu chọn được cổ phiếu có thể đem lại lợi nhuận cao.
Thật khó mà có thể nói cách chọn cổ phiếu nào là tối ưu nhất, và cũng chẳng một ai có thể chắc chắn cách chọn cổ phiếu của họ chắc chắn mang lại lợi nhuận. Ngay cả nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet với những chiến lược chọn cổ phiếu mà đã giúp ông trở nên giàu có cũng từng mắc rất nhiều sai lầm .
Một số người khi chọn cổ phiếu họ dựa trên phân tích cơ bản với những con số so sánh rất khắt khe đại loại kiểu giống như Warren Buffet nhưng đối với bản thân tôi khi chọn cổ phiếu, tôi thường chọn các cổ phiếu chỉ cần đủ các yêu cầu sau để đầu tư:
- Công ty đó làm ăn phải có lợi nhuận, và lợi nhuận phải có sự tăng trưởng hàng năm.
- Các thông tin về công ty phải minh bạch trên các phương tiện báo chí truyền thông, công ty ít các tin đồn xấu, thất thiệt.
- Các công ty mà tôi hiểu được cơ chế hoạt động, hiểu được nguồn thu và chi phí công ty từ đâu ra.

2. Mua cổ phiếu thời điểm nào là thích hợp? ( Phân tích kỹ thuật )
Chọn được cổ phiếu chỉ là bước đầu, mua cổ phiếu đó ở thời điểm nào mới là cái quyết định cuối cùng. VD: Nếu các bạn mua đã chọn được cổ phiếu thích hợp rồi, nhưng khi mua các bạn lại mua đúng thời điểm cổ phiếu đang trên đỉnh của 1 chu kỳ, thì khả năng các bạn có được lợi nhuận gần như bằng 0.
Chọn thời điểm mua bán cổ phiếu phải dựa trên phân tích kỹ thuật . Phân tích kỹ thuật này sẽ dựa trên đồ thị, các con số biểu thị, các hình so sánh đối chiếu...để lựa chọn được thời điểm mua bán thích hợp.

Phân tích kỹ thuật này có chính xác không?
Chính xác hay không tùy thuộc vào người phân tích.

Các phần mềm phân tích kỹ thuật thường dùng?
Các phần mềm phân tích kỹ thuật thường dùng là Amibroker, Metastock.

Nếu ai có thắc mắc xin cứ liên hệ để được tư vấn miễn phí :
Mr.Tấn  SĐT : 0936166489 ; 01688084409
yahoo : maivutan_1989
Skype : moller_1989
email : tanmv@tvs.vn ; moller899@gmail.com


Bài 2 : Tìm hiểu về cổ phiếu

Bài viết lần này sẽ nói về cổ phiếu, một số cách xác định giá cổ phiếu, các từ thường dùng với cổ phiếu...

TÌM HIỂU VỀ CỔ PHIẾU

Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công ty phát hành. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.
1. Cổ phần là gì?
Cổ phần là các phần bằng nhau được chia ra từ vốn điều lệ của công ty. Chú ý : Vốn điều lệ của công ty chứ không phải tổng tài sản của công ty. Một công ty có thể đăng ký vốn điều lệ 100 tỷ nhưng tổng tài sản của công ty có thể là 1000 tỷ.
2. Cổ phiếu khác cổ phần thế nào?
Cổ phiếu là giấy xác nhận quyền sở hữu cổ phần. 
3. Cổ phiếu có bao nhiêu loại?
Trong trường hợp công ty có cả hai loại cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi, người ta sẽ xác định cụ thể cho từng loại một. Số cổ phiếu thường đang lưu hành là căn cứ quan trọng để phân chia lợi tức cổ phần trong công ty.
Dựa vào hình thức cổ phiếu, có thể phân biệt cổ phiếu ghi danh và cổ phiếu vô danh.
  • Cổ phiếu ghi danh: là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu trên tờ cổ phiếu. Cổ phiếu này có nhược điểm là việc chuyển nhượng phức tạp, phải đăng ký tại cơ quan phát hành và phải được Hội đồng Quản trị của công ty cho phép.
  • Cổ phiếu vô danh: là cổ phiếu không ghi tên người sở hữu. Cổ phiếu này được tự do chuyển nhượng mà không cần thủ tục pháp lý.
Dựa vào quyền lợi mà cổ phiếu đưa lại cho người nắm giữ, có thể phân biệt cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi - Đây là cách phân loại phổ biến nhất. Khi nói đến cổ phiếu của một công ty, người ta thường nói đến cổ phiếu phổ thông (cổ phiếu thường) và cổ phiếu ưu đãi
  • Cổ phiếu phổ thông : các bạn hiểu đơn giản là cổ phiếu có quyền biểu quyết ở đại hội cổ đông,và có tất cả các quyền liên quan: quyền nhận cổ tức, quyền mua chứng khoán phát hành thêm...( cái này được quan tâm và giao dịch nhiều nhất )
  • cổ phiếu ưu đãi : Không có quyền biểu quyết tại đại hội cổ đông. Có quyền lợi như trái phiếu là nhận được khoản lợi tức cố định hàng năm. 
4. Một công ty được phép phát hành bao nhiêu cổ phiếu?
Đối với công ty cổ phần được phép phát hành không giới hạn cổ phiếu.
- Nếu phát hành lần đầu : số cổ phiếu tối đa được phát hành = Vốn điều lệ / mệnh giá
- Phát hành thêm : không giới hạn.
5. Cách xác định giá cổ phiếu như thế nào?
Có rất nhiều cách xác định tuy nhiên mình giới thiệu 2 cách xác định giá cổ phiếu phổ biến:
 1: Định giá cổ phiếu phổ thông theo phương pháp chiết khấu luồng thu nhập (DCF)
P = Po + E1/(1+r) + E2/(1+r)2 + E3/(1+r)3 + E4/(1+r)4 + E5/(1+r)5
Trong đó :  P: Giá cổ phiếu tại thời điểm xác định
                   Po : Giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại
                   E1,..,E5: Thu nhập của công ty năm thứ 1,2,3,4,5
 2.Định giá cổ phiếu dựa trên cơ sở tài sản ròng có điều chỉnh
Giá CP = (Giá trị TS ròng + Giá trị lợi thế)/Tổng số CP định phát hành
 6. Mệnh giá của cổ phiếu là gì?
Mệnh giá của cổ phiếu ở Việt Nam được xác định là 10,000 đồng
 7. Mệnh giá có thay đổi được không?
Không
8. Mệnh giá khác với giá cổ phiếu thế nào?
Các bạn chú ý có 3 loại : Mệnh giá,giá sổ sách, thị giá
Mệnh giá cố định :10,000 đồng với tất cả các loại cổ phiếu
Giá sổ sách : là gía tính toán trên báo cáo tài chính của công ty. 
Thị giá : giá thị trường của chứng khoán.
9. Giá của cổ phiếu thay đổi do đâu?
Thay đổi theo cung cầu.
10. Muốn mua cổ phiếu thì mua ở đâu?
Thông qua công ty chứng khoán . Đối với cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn thì mua bằng cách thỏa thuận, nhờ môi giới tìm đối tác cần bán. Đối với cổ phiếu trên sàn mua bằng đặt lệnh online, hoặc thỏa thuận.
cach choi chung khoan
11. Mua cổ phiếu được những lợi ích gì?
- Được nhận cổ tức từ công ty ( nếu công ty làm ăn có lợi nhuận )
- Được ăn khoản chênh lệch khi bán cổ phiếu ( đây là khoản chính mà nhà đầu tư chú ý đến)
12. Cổ tức là gì ? và tính thế nào?
- Cổ tức là phần nhận được trên mỗi cổ phiếu sở hữu ( cổ tức có thể là cổ phiếu, hoặc tiền mặt )
- Cổ tức sẽ do công ty quyết định ít hay nhiều tùy thuộc vào mỗi công ty ( bắt nguồn từ lợi nhuận mà công ty thu được trong năm )
13. Thế nào là một cổ phiếu tốt? Làm thế nào để chọn được cổ phiếu tốt?
Xin trả lời là không có cổ phiếu nào tốt hay xấu, quan trọng là thời điểm mua bán. 

Nếu ai có thắc mắc xin cứ liên hệ để được tư vấn miễn phí :

Mr.Tấn  SĐT : 0936166489 ; 01688084409
yahoo : maivutan_1989
Skype : moller_1989
email : tanmv@tvs.vn ; moller899@gmail.com

Bài 1:Tìm hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Chứng khoán là gì? Chứng khoán hình thành như thế nào? Chứng khoán có tác dụng gì?Tại sao những người giàu có thường gắn với tài sản trên sàn chứng khoán?... và còn rất nhiều câu hỏi liên quan đến chứng khoán nữa. Bài viết này một phần sẽ giới thiệu về chứng khoán và giải đáp một số thắc mắc về chứng khoán một cách đơn giản và dễ hiểu cho các bạn đang muốn tìm hiểu về chứng khoán. 

GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Hằng năm chúng ta thường thấy tạp chí FORBES công bố danh sách những người giàu nhất thế giới, đây là một trong những danh sách được quan tâm nhất trên thế giới. Theo danh sách này những người giàu nhất năm 2015 là Bill Gates với tài sản 79.2 tỷ $, vị trí thứ 2 là Carlos Slim Helu với 77.1 tỷ $...Câu hỏi của mọi người thường xem xong danh sách này là liệu họ có hàng chục tỷ đô la tiền mặt vậy không?tài sản của họ từ đâu đến?...Câu trả lời là họ không có nhiều tiền mặt đến như vậy, tài sản của những người này thường gắn với số cổ phần của họ nắm giữ trong một số công ty. VD:  Bill Gates  là cổ đông cá nhân lớn nhất tại Microsoft khi sở hữu gần 298 triệu cổ phiếu Microsoft, Carlos Slim Helu sở hữu gần như toàn bộ cổ phần tại America Movil - mạng lưới viễn thông lớn thứ 3 thế giới...Còn ở Việt Nam mới đây tỷ phú Phạm Nhật Vượng được Forbes vinh danh là tỷ phú đô la đầu tiên với khối tài sản khoảng 1.7 tỷ đô la trong đó có 423,2 triệu cổ phiếu của tập đoàn Vingroup tương ứng giá trị 21,119 tỷ VNĐ...Và còn rất nhiều tỷ phú trên thế giới gắn liền tài sản với chứng khoán, và có thể khẳng định những người giàu có nhất trên thế giới này chắc chắn sở hữu khối tài sản liên quan đến chứng khoán.
1. Chứng khoán là gì ?
Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá, chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với các tài sản hoặc vốn của chủ thể phát hành các chứng chỉ hoặc bút toán đó.
2. Chứng khoán có phải là cổ phiếu không?
Đúng nhưng vẫn thiếu.
Chứng khoán được chia làm 3 loại:
- Chứng khoán nợ : là trái phiếu
- Chứng khoán vốn : là cổ phiếu (cái được mọi người quan tâm nhất )
- Chứng khoán phái sinh : là các Hợp đồng mua bán chứng khoán : Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn
3. Chứng khoán bắt nguồn từ đâu mà có?
Chứng khoán được phát hành bởi các công ty có quyền phát hành (công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty TNHH được phát hành trái phiếu, công ty hợp danh)
4. Chứng khoán có thể mua đi bán lại, cho, biếu tặng được không?
Có. Có thể thừa kế nữa.
5. Làm thế nào để xác định giá trị của chứng khoán?
Giá chứng khoán phát hành được xác định bởi công ty phát hành và công ty chứng khoán. 
Với mỗi loại chứng khoán khác nhau cách xác định khác nhau và phụ thuộc vào rất nhiều. Với trái phiếu thì tùy thuộc vào yếu tố lãi suất trên thị trường..với cổ phiếu thì xác định theo giá trị công ty...
6. Giá của chứng khoán trên thị trường biến động do đâu?
Rất nhiều yếu tố : - do cung cầu.
                           - do giá trị nội tại của chứng khoán thay đổi
                           - do kỳ vọng của nhà đầu tư...
7. Chứng khoán có thời hạn sử dụng không?
Đối với trái phiếu có kỳ hạn
Đối với cổ phiếu không có kỳ hạn
8. Làm thế nào để mua được chứng khoán?
Muốn mua chứng khoán phải thông qua các công ty chứng khoán
9. Tại sao không mua trực tiếp của nhà phát hành được?
Nguyên tắc của giao dịch chứng khoán là phải qua trung gian ( các công ty chứng khoán ).
10. Thị trường chứng khoán là gì?
Là nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán ( gọi nôm na là cái chợ ).
11. Thị trường chứng khoán có mấy loại?
2 loại : Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp
               Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành;
            Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị trường sơ cấp.
12. Thị trường sơ cấp diễn ra giao dịch gì?
Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trong thị trường sơ cấp, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
13. Thị trường thứ cấp diễn ra giao dịch gì?
Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường thị sơ cấp. Thị trường đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. Đây là nơi trao đổi, mua bán các chứng khoán đã được phát hành. Nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán nhằm vào một trong các mục đích: cất giữ tài sản tài chính, nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm, hưởng chênh lệch giá.
14. Tác dụng của thị trường chứng khoán?
  1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; ( quan trọng nhất )
  2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; 
  3. Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán;
  4. Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế;
  5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô.
15. Thị trường chứng khoán ra đời từ khi nào? và như thế nào?
Ra đời vào giữa thế kỷ 15 tại Bruges Bỉ, ban đầu mới chỉ là những thương gia quen biết nhau thay vì mang hàng hóa cồng kềnh đến trao đổi, họ tự sáng tạo ra các loại giấy tờ có tác dụng là xác nhận quyền sở hữu số hàng hóa đó và trao đổi với nhau bằng các giấy tờ đó. 
16. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán?
  1. Cạnh tranh tự do
  2. Công khai: Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán.
  3. Trung gian mua bán: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều được thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư...
  4. Đấu giá:  Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động.
Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá.
Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất.
17. Thị trường chứng khoán hưng thịnh hay sụp đổ tác động như thế nào đến nền kinh tế?
Thị trường chứng khoán hưng thịnh giúp các doanh nghiệp huy động vốn dễ dàng hơn, giúp cho các nhà đầu tư có nhiều cơ hội đầu tư hơn từ đó giúp cải thiện nền kinh tế. Và ngược lại thị trường chứng khoán sụp đổ dẫn đến việc các doanh nghiệp khó huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh>> nền kinh tế suy yếu.

Nếu ai có thắc mắc xin cứ liên hệ để được tư vấn miễn phí :

Mr.Tấn  SĐT : 0936166489 ; 01688084409
yahoo : maivutan_1989
Skype : moller_1989
email : tanmv@tvs.vn ; moller899@gmail.com