Cách chơi chứng khoán

Hưởng lợi từ tăng trưởng chứng khoán


 Giám đốc điều hành kiêm bộ phận đầu tư của , nửa đầu năm nay, thị trường chứng khoán (TTCK) có thăng có trầm, nhưng tính chung thì tăng trưởng ở mức hợp lý khoảng 9%. Quỹ VOF của Vinacapital cũng đã tận dụng những cơ hội khi thị trường giảm  để mua ròng trong nửa năm qua.

Nhiều người cũng lạc quan như ông Andy Hồ. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc nghiên cứu  Dragon Capital, cho rằng 3 năm trở lại đây, VN-Index tăng từ mức hơn 300 điểm lên 640 điểm, mức đỉnh của 5 năm nay (từ năm 2009), những ai không “nhảy vô nhảy ra”, nắm giữ những cổ phiếu mang tính cơ bản, có ban quản trị tốt như HSG, BVS, HPG, BMP… thì có lợi nhuận tương đối tốt, mức lời đến 90 - 100% tính theo tăng trưởng của thị trường. Nhiều công ty có tốc độ tăng trưởng vốn mạnh mẽ từ 500 - 1.000% như HAG, … xét trên bình diện chung, những nhà đầu tư ) đồng hành cùng các doanh nghiệp này, cũng sẽ hưởng lợi lớn từ việc lớn mạnh của họ.
Nhưng đó chỉ là bề nổi, có tỷ lệ khiêm tốn so với mảng chìm của thị trường. Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng bộ phận phân tích - Công ty chứng khoán Kim Eng VN, cho biết VN-Index tuy tăng trưởng, nhưng ngược lại có những cổ phiếu có thị giá sụt giảm, nên khó tính được là NĐT có lãi theo chỉ số VN-Index. Ông Khánh dẫn chứng TTCK VN vừa kỷ niệm 15 năm thành lập, quy mô vốn hóa thị trường hiện chiếm khoảng 34% GDP, nhưng khi nhìn lại những NĐT chứng khoán mà ông biết, thì khó thể tìm người gắn bó chừng đó năm với thị trường này.
Với tư cách là người trong cuộc, từng giữ "hầu bao" cho nhiều NTĐ lướt sóng chứng khoán, một môi giới có thâm niên gần 10 năm ngậm ngùi thừa nhận số người thắng chỉ đếm trên đầu ngón tay và đặc biệt, các “đại gia” chuyên đầu tư chứng khoán mà môi giới này biết đều thua lỗ. Một NTĐ được coi là “cá mập” chia sẻ, chị cũng lao đao vì cổ phiếu, cổ phần. 
Lợi nhuận vào túi ai ?
Theo ông Andy Hồ, TTCK VN đang giao dịch ở P/E khoảng 14 lần và có mức chiết khấu thấp hơn 15 - 20% so với các thị trường tương đương trong khu vực. Như vậy so với các nước khác, thị trường VN đang khá hấp dẫn, nhất là khi các yếu tố như lạm phát năm 2015 được dự báo ở mức thấp và nền kinh tế đang phục hồi với điểm sáng là lĩnh vực bán lẻ đang tăng trưởng khoảng 10%.
Chỉ số chứng khoán tăng trưởng mạnh nhưng NĐT, cả những "cá mập" chứng khoán đều than lỗ, vậy phần lời thuộc về ai là thắc mắc của nhiều người. Các chuyên gia cho rằng để biết ai lời, ai lỗ có thể nhìn vào kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm nay của các quỹ đầu tư. Theo báo cáo Quỹ LCF Rothschild đến ngày 14.7, chỉ số VN-Index VN tăng 12,7%, dù giá trị tài sản ròng tại thời điểm báo cáo không cao hơn VN-Index nhưng 15 quỹ đầu tư nước ngoài hoạt động tại VN cũng tăng trưởng. Cụ thể, các quỹ đầu tư nước ngoài như Blackhorse Enhanced Vietnam tăng 8,6%, Fullerton Vietnam tăng 1,3%, JPMorgan Vietnam Opportunitied tăng 9,6%, Vietnam Azalea Fund 12,5%, Vietnam Emerging Equity Fund tăng 10%, Vietnam Emerging Market tăng 3,1%, Vietnam Equity Holding tăng 2,8%, Vietnam Holding tăng 3,4%, VOF tăng 0,3%, Dragon Capital Vietnam Debt Fund 1,3%. Các quỹ đầu tư trong nước như VF1 tăng 11,4%, VF4 tăng 16%.
Theo TS Phan Minh Ngọc, qua những con số trên cho thấy, việc TTCK tăng điểm gấp đôi trong mấy năm qua không có nghĩa là NĐT có lãi tương tự. Bởi có người không may mắn, không khôn ngoan sẽ phải nuôi những người khác, và những người không may mắn này thường chiếm đại bộ phận thị trường. Đại bộ phận đó trong một thị trường mới nổi như VN, NĐT cá nhân chiếm phần lớn.

Chứng khoán tiếp tục giảm, giá vàng đuối sức


Phố Wall tiếp tục giảm phiên thứ 3 liên tiếp do kết quả kinh doanh kém khả quan của một số doanh nghiệp, trong khi đồng USD tăng mạnh đã chặn đà hồi phục của giá vàng. 
Sự sụt giảm doanh số bán hàng tại Trung Quốc và hoài nghi về nhu cầu Iphone khiến cổ phiếu của Apple giảm mạnh 3,21%, xuống mức thấp nhất 6 tháng 114,64 USD/CP. Sự sụt giảm của bluechip này đã góp phần khiến phố Wall có phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp.
Ngoài ra, nỗi lo về khả năng Fed tăng lãi suất tiếp tục ảnh hưởng không tốt tới tâm lý nhà đầu tư, cũng góp phần khiến phố Wall giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp.
Trả lời tờ Wall Street Journal, Chủ tịch Fed Atlanta, Dennis Lockhart cho biết, tháng 9 là thời điểm thích hợp để Fed tăng lãi suất.
Trước đó, Fed cho biết, cần phải nhìn thấy một sự phục hồi kinh tế bền vững trước khi tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ.
Dữ liệu kinh tế Mỹ vừa mới công bố không quá khả quan đã khiến một số nhà đầu tư cho rằng, Fed có thể hoãn tăng lãi cho đến tháng 12. Tuy nhiên, sau cuộc họp của Fed vào tuần trước, nhà đầu tư dự kiến thời gian tăng lãi suất sẽ là tháng 9.
Chính lo ngại này đã khiến chứng khoán Mỹ giảm điểm liên tiếp trong 3 phiên giao dịch vừa qua.
Kết thúc phiên 4/8, chỉ số Dow Jones giảm 47,51 điểm (-0,27%), xuống 17.550,69 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 4,7 điểm (-0,22%), xuống 2.093,32 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 9,84 điểm (-0,19%), xuống 5.105,55 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, sau những phiên giao dịch hứng khởi nhờ kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp được công bố khả quan trước đó, chứng khoán châu Âu đã quay đầu giảm trở lại trong phiên thứ Ba cũng do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh quý II.
Ngân hàng Credit Agricole của Pháp, hay hãng xe BMW của Đức báo cáo kết quả kinh doanh kém khả quan, đặc biệt là Credit Agricole khiến cổ phiếu của ngân hàng này giảm tới 10,2%, kéo chứng khoán khu vực giảm theo.
Kết thúc phiên 4/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 2,05 (-0,03%), xuống 6.686,57 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 12,35 điểm (+0,11%), lên 11.456,07 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 8,38 điểm (-0,16%), xuống 5.112,14 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật bản tiếp tục có phiên giảm điểm khi các cổ phiếu công nghệ có làm ăn với Apple chịu ảnh hưởng nặng từ kết quả và triển vọng kinh doanh kém khả quan của đại gia công nghệ Mỹ. Cùng với đó, nhà đầu tư cũng thận trọng trước dữ liệu sản xuất không tích cực từ Mỹ và Trung Quốc, khiến lo ngại về chu kỳ kinh tế đi xuống gia tăng.

Trong khi đó, với biện pháp mới đưa ra là cấm bán khống của Bắc Kinh, chứng khoán Trung Quốc đã hồi phục mạnh gần 3,7% trở lại trong phiên giao dịch thứ Ba, giúp chứng khoán Hồng Kông chỉ còn giảm rất nhẹ.
Kết thúc phiên 4/8, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 27,75 điểm (-0,14%), xuống 20.520,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 5,3 điểm (-0,02%), xuống 24.406,12 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 133,64 điểm (+3,69%), lên 3.756,54 điểm.
Trên thị trường, dù hồi phục khá tốt trong phiên giao dịch châu Á và châu Âu, cũng như đầu phiên Mỹ, nhưng do đồng USD tăng mạnh đã khiến giá vàng hạ nhiệt vào cuối phiên và đóng cửa chỉ còn tăng nhẹ.
Kết thúc phiên 4/8, giá vàng giao ngay tăng 1,4 USD (+0,13%), lên 1.087,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 8 tăng 1,3 USD/ounce (+0,12%), lên 1.090,7 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 3,4 USD (-0,31%), xuống 1.085,9 USD/ounce.
Trong khi đó, sau phiên giảm mạnh đầu tuần, xuống mức thấp nhất 6 tháng do ảnh hưởng bởi dữ liệu kinh tế kém khả quan của Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới, trong khi OPEC không cắt giảm sản lượng và Iran sắp gia nhập thị trường xuất khẩu dầu mỏ thế giới, giá dầu thô đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Ba.
Kết thúc phiên 4/8, giá dầu thô Mỹ tăng 0,57 USD/thùng (+1,25%), lên 45,74 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,47 USD (+0,94%), lên 49,99 USD/thùng.

Đích mới là các cổ phiếu đầu cơ


TTCK đã có những phiên khởi đầu tháng 8 giảm điểm. Một trong những thông tin đang tác động trực tiếp đến thị trường là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chưa thể ký kết. Ông Lê Đắc An, Trưởng phòng Đầu tư, CTCK Tân Việt (TVSI) cho rằng, nhìn sâu hơn về hiện tượng giảm điểm này là sự chuyển đổi trạng thái tâm lý của NĐT, từ hưng phấn sang thận trọng. Thị trường nhiều khả năng sẽ rơi vào trạng thái điều chỉnh, tích lũy trong tháng 8 và đích đến mới là các cổ phiếu đầu cơ. 
Mở đầu phiên giao dịch tháng 8, TTCK ghi nhận sự sụt giảm mạnh khi VN-Index giảm gần 11,59 điểm. Dòng tiền tham gia thị trường của NĐT nội tỏ ra thận trọng và thanh khoản giảm trong các phiên gần đây. Ông có nhận định gì về thị trường trong tháng 8?
Khởi đầu tháng 8 với phiên giảm điểm mạnh được cho là tác động từ các thông tin như TPP chưa được ký kết, thiệt hại của mưa lũ ở miền Bắc ảnh hưởng đến một số doanh nghiệp liên quan…, nhưng nhìn nhận sâu hơn của hiện tượng giảm điểm này chính là sự chuyển đổi trạng thái tâm lý của NĐT, từ hưng phấn sang thận trọng. Thị trường nhiều khả năng sẽ rơi vào trạng thái điều chỉnh và tích lũy trong tháng 8 này. Mặc dù khả năng đan xen những phiên giảm điểm là điều khó tránh khỏi, nhưng mức giảm sẽ không quá sâu khi dòng tiền nội đã có dấu hiệu quay trở lại thị trường và luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường đang trong giai đoạn rung lắc mạnh do thiếu thông tin hỗ trợ và NĐT vẫn đang chờ đợi kết quả đàm phán cuối cùng về TPP sẽ được công bố vào cuối tuần tới. Quan điểm của ông như thế nào?
Thị trường luôn có các thông tin đa chiều, nhưng để nhìn nhận đó là thông tin hỗ trợ hay không lại phụ thuộc vào chính tâm lý của NĐT. Khi đã lạc quan, hưng phấn thì NĐT sẽ chỉ nhìn thấy thông tin tích cực. Ngược lại, khi bi quan, chán nản sẽ chỉ nhìn thấy thông tin tiêu cực.
Về TPP, dù vòng đàm phán Hawaii thất bại, thì triển vọng thống nhất và ký kết hiệp định này vẫn còn đó. Lưu ý, khi hiệp định này được ký kết thì những lợi ích thực tế mà nền kinh tế Việt Nam nhận được, hay những thành quả mà các doanh nghiệp có thể tận dụng được cũng chưa rõ ràng, nếu Việt Nam và các doanh nghiệp không có sự điều chỉnh để hành xử phù hợp và thích ứng. Do đó, các thông tin hỗ trợ về mặt tâm lý như ký kết TPP sẽ vẫn chỉ là sự hỗ trợ về mặt tâm lý nhất thời, mà những yếu tố mang tính tâm lý thường không bền vững.
Một số cổ phiếu thuộc dòng đầu cơ đã bắt đầu nổi lên trong một vài phiên gần đây, nhưng được đánh giá thấp và chưa thể trở thành xu thế dịch chuyển của dòng tiền trên thị trường. Trong bối cảnh hiện tại, nhóm cổ phiếu nào sẽ có lợi thế, theo ông?
Trong tháng 7, nhóm cổ phiếu blue-chip đã dẫn dắt thị trường, nhưng trong giai đoạn điều chỉnh và tích lũy của tháng 8 này, các cổ phiếu tăng giá mạnh trong giai đoạn vừa qua sẽ điều chỉnh khiến dòng tiền trên thị trường tìm kiếm đích đến mới là các cổ phiếu đầu cơ. Các cổ phiếu đầu cơ hầu như chỉ điều chỉnh, tích lũy trong suốt thời gian vừa qua và hiện đang ở mức giá gần như thấp nhất tính từ đầu năm tới nay, sẽ là nền tảng tốt để dòng tiền nhập cuộc.
Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất vào tháng 9/2015. Việc này có tác động sớm đến TTCK toàn cầu, trong đó có Việt Nam hay không?
FED dự kiến tăng lãi suất vào tháng 9/2015, với mức tăng dự kiến 0,25%. Việc tăng lãi suất của FED chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến TTCK toàn cầu và Việt Nam. Theo tôi, việc FED tăng lãi suất có thể dẫn đến một đợt điều chỉnh trên TTCK Mỹ khi nước này đã trải qua hơn 6 năm tăng điểm; còn với TTCK toàn cầu, mức độ tác động sẽ không lớn.
Có thể thấy, với những bước đi thận trọng, cung cấp thông tin rõ ràng về lộ trình, mức tăng dự kiến và duy trì sự linh hoạt với mục tiêu không làm xáo trộn thị trường, việc tăng lãi suất của FED hầu như đã được phản ánh vào diễn biến thị trường, trừ khi FED làm khác với những gì thị trường dự kiến.

Chứng khoán chờ thương vụ M&A lớn nhất


Ngày maiễn đàn M&A Việt Nam 2015 sẽ được tổ chức tại GEM Center - TP. HCM. Đây là diễn đàn về mua bán, sáp nhập lớn nhất Việt Nam do Báo Đầu tư phối với với AVM tổ chức thường niên.
Theo những thông tin ghi nhận từ Ban tổ chức Diễn đàn, sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước tới sự kiện là rất lớn. Nguyên nhân là do thị trường M&A tại Việt Nam đang diễn ra sôi động và hứa hẹn sẽ có sự bùng nổ trong thời gian tới.
Các dữ liệu thống kê đang ủng hộ nhận định này.

Năm 2014, tại Việt Nam có tổng cộng  thương vụ M&A với tổng giá trị khoảng 4,2 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2013. Còn năm 2015 được dự báo sẽ tiếp tục có khoảng 400 thương vụ được thực hiện với giá trị dự kiến vượt 5 tỷ USD.

Con số này có thể không lớn khi so sánh tổng giá trị M&A toàn cầu, đạt 2,2 nghìn tỷ USD cho nửa đầu năm 2015, nhưng vẫn đủ để đưa Việt Nam vào hạng thứ 20 thế giới xếp về mức độ tăng trưởng (năm 2014, thứ hạng nà).

M&A tại Việt Nam đang diễn ra tại hầu hết các lĩnh vực từ ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, bất động sản… Không ít thương vụ gây chú ý lớn như MHB sácủa Kinh Đô Bình Dương (BKD) cho Mondelez, Vingroup mua lại 70% cổ phần của Ocean Retail, Indochina Land chuyển nhượng một số dự án cho một quỹ đầu tư thuộc Gaw Capital Partners…

Trong lĩnh vực chứng khoán, M&A diễn rng khoán (CTCK) vẫn đang chuyển động nhẹ trong mục tiêu giảm bớt số lượng CTCK yếu.

Từ đầu năm tới nay, số thương vụ được công bố khá khiêm tốn như CTCK Hải Phòng sẽ hợp nhất CTCK Á - Âu; CTCK Sacombank (SBS)ý kiến cổ đông hợp nhất với một CTCK khác, mà thông tin ban đầu cho thấy có thể là CTCK Phương Nam (PNS); CTCK Sen Vàng sáp nhập với CTCK Thái Bình Dương,…

Tính tới cuối năm 2014, số lượng CTCK mới giảm được 23% và còn tới 83 CTCK đang hoạt động, trong đó không ít công ty đang trong tình trạng “cầm chừng”. Thực tế cho thấy, thị phần môi giới, ký quỹ, tư vấn… chủ yếu nằm trong tay 10 CTCK dẫn đầu, phần còn lại rất nhỏ nhưng lại san cho tới khoảng 70 CTCK khác nhau.

Chính điều này dẫn tới dự báo hoạt động M&A trong khối các các CTCK sẽ diễn ra mạnh hơn trong năm nay và những năm tới.

Một TTCK với các thành viên thị trường ít hơn nhưng chất lượng phục vụ tốt hơn là một đích đến quan trọng trong kế hoạch tái cấu trúc của thị tr. Sự tinh gọn và hiệu quả còn nằm ở một kế hoạch lớn hơn nữa đó là sáp nhập hai Sở giao dịch chứng khoán thành một.

Tính đúng đắn của kế hoạch này đã nằm trong đề án được trình lên Bộ Tài chính và các cấp cao hơn, nên có lẽ không cần bàn tới ở đây. Câu chuyện hiện tại là việc sáp nhập sẽ diễn ra vào lúc nào, trong bao lâu và những vấn đề cần xử lý hậu sáp nhập, đặc biệt là câu chuyện nhân sự lãnh đạo.

Về giá trị, thương vụ này sẽ không quá lvà chắc chắn sẽ không ồn ào như sáp nhập hai sàn chứng khoán hàng đầu thế giới là Deutsche Boerse và NYSE Euronext hồi năm 2011.

Nhưng trong lĩnh vực chứng khoán tại Việt Nam, đây chắc chắn là thương vụ lớn nhất và được chờ đợi nhất.

Thời gian tới, thị trường sẽ bắt đầu quá trình đào thải


Theo ông Trần Đắc Sinh, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hoạt động hướng theo các quy định hết sức khắt khe, từ đó thị trường sẽ bắt đầu quá trình đào thải để chỉ giữ lại những nhà đầu tư có chất lượng. 
Làm thế nào để thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam luôn là một câu hỏi lớn trong thời gian dài. Chúng tôi vừa có cuộc trao đổi ngắn với ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) xung quanh môi trường cạnh tranh rộng lớn của TTCK Việt Nam hiện nay.
Thưa ông, ông nhận định như thế nào về ý kiến cho rằng sẽ có một làn sóng dòng vốn nước ngoài “chảy” mạnh vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới?
Ông Trần Đắc Sinh: Việt Nam đang tham gia sâu và rộng vào nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 60/CP để mở room cho các nhà đầu tư nước ngoài và sẽ có hiệu lực thi hành vào tháng 9/2015. Đây là một điều kiện, khung pháp lý rất tốt để chúng ta thực hiện sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Song song đó, Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM đã phối hợp cùng nhiều Bộ ngành thực hiện chuyến di xúc tiến đầu tư tại Mỹ. Qua đó, rất đông các nhà đầu tư, rất nhiều tỷ phú tham dự diễn đàn xúc tiến đầu tư này và bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
Như vậy, sau hàng chục năm hoạt động của TTCK, đến giờ chúng ta đã có được những chính sách phù hợp cho thị trường đã được ban hành. Theo nhận xét của tôi, các nhà đầu tư nước ngoài hết sức quan tâm đến những chính sách mới này, và họ cho rằng thị trường Việt Nam đang có độ mở rất lớn để phát triển trong một giai đoạn mới. Tôi khẳng định rằng đây là một tín hiệu mạnh mẽ để thị trường vốn của Việt Nam tăng tốc và thực sự phát triển, có thể trở thành một thị trường cạnh tranh hấp dẫn so với các nước trong khu vực.
Như vậy, cả thị trường sơ cấp và thứ cấp nếu được thực hiện nhiều giải pháp một cách đồng thời thì chắc chắn TTCK của chúng ta trong năm 2015 và 2016 sẽ có bước phát triển rất vượt bậc. Tôi cho rằng, trong thời gian đấy thị trường sẽ có làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào TTCK Việt Nam.
Theo ông đâu là biện pháp mấu chốt để tăng tính hấp dẫn cho chứng khoán Việt Nam để đón đầu làn sóng như ông vừa nói? HOSE đang có những bước chuẩn bị nào để hỗ trợ cho các nhà đầu tư ngoại?
Để triển khai thực hiện các chủ trương của chính phủ, tạo đà cho sự phát triển nhanh của thị trường vốn Việt Nam, trong thời gian sắp tới HOSE sẽ phải thực hiện một khối lượng công việc khá đồ sộ. Theo đó, chúng tôi sẽ liên tục đưa ra nhiều sản phẩm, giải pháp làm sao tăng tính thanh khoản trên thị trường, tạo độ hấp dẫn mạnh cho TTCK.
Thứ hai, chúng tôi sẽ xây dựng những chuẩn mực về công bố thông tin ở tầm cao hơn để đáp ứng được các tiêu chí khắc khe của nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, chúng tôi đang tập trung nghiên cứu làm sao cho ra đời thị trường phái sinh một cách nhanh nhất có thể để đưa những sản phẩm mới vào lưu thông trên thị trường. Nhất là làm sao để đưa các công ty nhà nước sớm IPO theo lộ trình, tạo điều kiện và sẽ hết sức quyết liệt để các doanh nghiệp này minh bạch hóa thông tin. Với quá trình này, một mặt chúng ta đang tạo ra hàng hóa đầu vào để nhà đầu tư nước ngoài có hàng hóa để mua với khối lượng lớn. Mặt khác, chúng ta sẽ tăng tính thanh khoản và độ hấp dẫn của của TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, hàng hóa phải được tạo ra một cách có chất lượng thật sự thì nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các quỹ đầu tư lớn trên thế giới mới quan tâm và mua vào. Một khi nhà đầu tư đã mua chứng khoán của chúng ta, họ cũng cần phải có một công cụ bảo hiểm, công cụ phòng ngừa rủi ro. Do vậy, chúng ta phải nâng chuẩn các cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường hiện nay, bằng các biện pháp như giám sát thị trường; ngăn chặn sự thao túng; lũng đoạn hoặc nội gián; các chuẩn mực mới về kế toán, kiểm toán; công cụ công bố thông tin đảm bảo đạt chuẩn với các thị trường khác…
Nếu thực hiện các giải pháp trên cơ sở đó, tôi tin rằng hàng hóa của chúng ta sẽ có chất lượng, đảm bảo độ cạnh tranh lớn so với các thị trường trong khu vực và trên thế giới.
Vậy hiện nay cổ phiếu của chúng ta đã đạt được chất lượng theo yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài chưa, thưa ông?
Phải nói rằng TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trên thế giới vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được những quy chuẩn quốc tế. Kể cả những nước trong khối ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Indonesia… chúng ta cũng chưa theo kịp. Thị trường chúng ta đang thiếu những sản phẩm đa dạng như sản phẩm cho quỹ đầu tư, công cụ đánh giá và đề phòng rủi ro, công cụ công bố thông tin, nhiều loại dịch vụ tài chính khác vẫn chưa có mặt trên thị trường. Ngoài ra, nhiều cơ chế khác nhau vẫn đang được áp dụng dù tiêu chuẩn trên 2 sàn hoạt động không khác nhau.
Trong thời gian sắp tới chúng ta sẽ có những nghị định, thông tư mới quy định về công bố thông tin, giám sát, “áp” từng chuẩn mực cho các nhà đầu tư, các công ty với từng loại chứng khoán được giao dịch mua bán trong ngày… Chúng ta đang hoạt động hướng theo các quy định hết sức khắt khe, từ đó thị trường sẽ bắt đầu quá trình đào thải để chỉ giữ lại những nhà đầu tư có chất lượng.
Xin cám ơn ông!