Cách chơi chứng khoán

GIẢI MÃ THỊ TRƯỜNG & NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHIÊN 11/08/2015

ĐIỂM NHẤN TIN TỨC

5 chướng ngại lớn nhất còn lại của TPP
Dưới đây là 5 vấn đề gây cản trở lớn nhất đối với các vòng đàm phán TPP cho đến nay, theo phân tích và tổng hợp của tạp chí Time. Đó là: bản quyền dược phẩm cần được bảo vệ trong thời gian dài dể bù đặp chi phí và công sức nghiên cứu, xuất khẩu sữa, thuế nhập khẩu ôtô phải thay đổi khi gia nhập TPP: chính phủ các nước công nghiệp bảo hộ khá chặt chẽ lĩnh vực ôtô, và điều này sẽ bắt buộc phải thay đổi sau khi họ gia nhập TPP, các chính sách chặt chẽ về nguyên liệu dệt may, thao túng tiền tệ khi chính phủ một số nước mua hoặc bán ngoại tệ trong nỗ lực thay đổi tỷ giá đồng nội tệ của họ một cách giả tạo



  
 
ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH
  • Phiên giao dịch chiều VNINDEX chứng kiến sự bùng nổ sau diễn biến dùng dằng của phiên giao dịch sáng. Sau khi chạm mốc 620 trong phiên, VNINDEX quay lại điều chỉnh 1.48 điểm và đóng cửa ở 613.05 điểm. Khối lượng giao dịch tăng lên gần giá trị trung bình 20 phiên.
  • Thị trường tiếp tục chứng kiến sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu VN30, Bảo hiểm và đặc biệt là sự trở lại của cổ phiếu ngân hàng.
  • VNM sau chuỗi 4 phiên tăng điểm đã có sự điều chỉnh trong phiên ngày hôm nay và cũng chính là nhân tố góp phần làm mất điểm lớn nhất của VNINDEX. Chiều ngược lại BID, VCB, BVH, MSN, CTG …lại là những nhân tố cổ vũ cho sắc xanh trên thị trường.
  • SSI mặc dù được khối ngoại mua gần hết chỗ room còn lại sau thông tin có thể sẽ nới room lên 100%, vẫn đóng cửa ở giá đỏ với hơn 7.6 triệu cổ phiếu được trao tay.
  • Khối ngoại mua ròng 185 tỷ trên HOSE, tập trung ở SSI, KBC, BID, PVD, CTG, VIC….  Đồng thời mua ròng 8.2 tỷ trên HNX.
 
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
  • Chỉ số chạm kháng cự ngắn hạn 620
  • Như chúng tôi nhận định, chúng tôi trông đợi một sóng hồi trong ngắn hạn của chỉ số. Trong phiên giao dịch hôm nay khi chỉ số chạm 620 lực cung chốt lời tại ngưỡng kháng cự này gia tăng đã đẩy lùi đà tăng của chỉ số.
  • Về mặt tích cực, chúng tôi nhận thấy lực cầu quay trở lại với nhóm ngành dẫn dắt Ngân hàng, đặc biệt là lực cầu đến từ khối ngoại. Tuy nhiên, cổ phiếu nhóm ngành này đều có đặc điểm chung là giá đến vùng kháng cự và bật lại.
  • Phiên giao dịch mai sẽ quyết định xu hướng trong ngắn hạn, nên chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên hạn chế mua mới trong phiên giao dịch này. Về danh mục khuyến nghị, chúng tôi tiến hành chốt lời 15% SSI trong danh mục sau khi chứng kiến lượng cung tương đối lới của SSI và một cây nến đỏ khi giá gần vùng đỉnh cũ 28.3.
  • Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt 65/35%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 07/08/2015

ĐIỂM NHẤN TIN TỨC

Tuần tới, UBCK tổ chức hội thảo quy định cụ thể về nới room
Trong thứ 5 tuần tới, UBCKNN sẽ tổ chức một buổi hội thảo để cung cấp cho các thành viên thị trường, doanh nghiệp, tổ chức phát hành biết các quy định cụ thể hơn về việc nới room cho NĐTNN. Danh sách về nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu đã được tích hợp với luật doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh của mình trên cổng thông tin điện tử quốc gia để tìm hiểu thông tin này.





CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
  • Diễn biến giao dịch trong tuần tương đối cân não khi có 4 phiên liên tiếp thị trường trồi sụt quanh ngưỡng 600 điểm. Mặc dù mốc này trong kĩ thuật không phải là mốc kháng cự mà chỉ đơn thuần là tâm lý.
  • Quan sát cung và cầu trong tuần, chúng tôi nhận thấy phiên giao dịch sáng thường dành cho những những người lạc quan nhưng sau 14 giờ chiều mới dành cho những nhân tố quyết định đến sắc xanh đỏ của thị trường. Nhóm ngành Ngân hàng, bảo hiểm có chung diễn biến buổi sáng khớp lệnh giá xanh  hoặc xung quanh tham chiếu, nhưng đến chiều lực bán quyết liệt đã đấy nhóm này xuống vùng giá đỏ, cũng kéo theo VNINDEX mất điểm.
  • Xu hướng thị trường hiện bị chi phối bới hai trụ VCB và BVH, một khi hai trụ này có biến thì chỉ số cũng không thể đi ngược lại.
  • Sau 4 phiên nhóm Ngân hàng và Bảo hiểm bị bán quyết liệt, phiên cuối tuần đà giảm điểm đã chậm lại và chúng tôi trong đợi sự phục hổi kỹ thuật trong nhóm này về ngắn hạn. 
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
  • Các thông tin hỗ trợ nới room được khởi động
  • Trong tuần chúng tôi nhận thấy VNM và một số cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, VIC, HPG đang đóng vai trò trụ đỡ cho chỉ số. Đặc biệt là VNM, trong phiên giao dịch cuối tuần VNM đã vượt đỉnh của tháng 3/2014 với khối lượng giao dịch cao nhất trong vòng 11 phiên trở lại đây.
  • Như vậy đã có sự thay đổi trong nhóm cổ phiếu trụ đỡ cho thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng bảo hiểm sẽ tạm nhường chỗ cho những cổ phiếu vốn hóa lớn còn lại để nâng đỡ thị trường. Chúng tôi nhận thấy đây sẽ là cơ hội trong giai đoạn này.
  • Trong tuần tới, thị trường sẽ phân hóa theo thông tin hỗ trợ từ các động thái của các nhà chính sách trong việc ban hành Nghị định 60 về nới room. Thứ 5 tuần tới, UBCK nhà nước sẽ có hội thảo giới thiệu những quy định cụ thể về việc nới room. Cụ thể kết quả của hội thảo này thị trường sẽ có danh sách cụ thể về nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu đã được tích hợp với luật doanh nghiệp mới.
  • Có một số thông tin từ các công ty niêm về kế hoạch cho việc tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa theo luật định là: SSI, CII và các công ty khác đã xin ý kiến trong đai hội cổ đông gần nhất là TCM, HSG, BMP trong khi đó FPT đang chờ đợi ý kiến hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
  • Với nhận định về thay đổi nhóm trụ và thông tin room chúng tôi kì vọng vào sóng hồi ngắn hạn, chúng tôi mua HPG, HCM mỗi cổ phiếu 10% trong danh mục.
  • Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt 80/20%.

Chứng khoán Việt Nam trong đầu tư Nhật Bản

báo cáo mang tên “Thị trường chứng khoán Việt Nam từ góc nhìn của các nhà đầu tư Nhật Bản” công bố tuần trước, ông Takeuchi Koichi - chuyên gia chiến lược đầu tư của JSI đã nêu bật nhiều điểm cho thấy “Theo đó, JSI đánh giá  tại sao lại là Việt Nam” (Why Vietnam?) đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh.


Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020,Điểm trái ngược là số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam đang tăng lên đều đặn trong giai đoạn 2006-2014, trong khi lực lượng lao động của Nhật Bản đang ngày càng giảm. Hơn thế, lao động của Việt Nam càng ngày càng trẻ hóa, còn Nhật Bản lại già hóa. Việt Nam là một “Trung Quốc mới” (Next China) trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản. Điều này có thể dễ dàng tìm thấy, ít nhất là trên trang Google.

Trong hơn 1 thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam thuộc hàng ổn định nhất trong số các nước ở Châu Á. Sau giai đoạn tăng trưởng chậm lại xuống dưới mức 6% trong 3 năm qua, kinh tế Việt Nam đang hồi phục và dự kiến sẽ quay lại tốc độ tăng trưởng 6% vào năm nay.


Trong khi đó, Việt Nam lại có lợi thế về chi phí lao động. Theo một khảo sát của Jetro từ tháng 12/2013 đến tháng 1/2014, mức lương cơ bản của lao động ở Hà Nội và TP.HCM đứng ở mức 155-173 USD/tháng, thấp hơn nhiều so với mức lương công nhân ở các thành phố lớn của các nước Đông Nam Á và Châu Á khác. JSI đánh giá nhu cầu nội địa của Việt Nam sẽ tăng lên, đặc biệt là khi tầng lớp trung lưu tăng. Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đã tăng từ 24% năm 2000 lên 33% năm 2010, và dự kiến sẽ tăng lên 38% năm nay và 50% năm 2025.
  và theo đó cũng đang mở cửa nền kinh tế, trong đó có việc đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Việc các quy định về kinh tế của Việt Nam ổn định, ít thay đổi.

Tăng cường hiện diện của các TCTD nước ngoài đem tới cho Việt Nam nhiều nguồn vốn để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho hệ thống NHTM tại Việt Nam là Hiệp định ký kết mở con đường cho nguồn vốn FDI vào Việt Nam tăng, nhưng FDI của nước nào sẽ ưu tiên hơn với NH của những quốc gia đó, cơ hội để NH nội tiếp cận nguồn vốn này rất hạn chế. 
Một điểm tích cực nữa là Việt Nam có quy mô dân số vừa phải, với 90 triệu người, thấp hơn mức 127 triệu người của Nhật Bản. Người Việt Nam có xu hướng cầu thị, lạc quan và ít quan tâm đến chính trị. Bản thân nền chính trị trong nước cũng ổn định.

GIẢI MÃ THỊ TRƯỜNG 06/08/2015

ĐIỂM NHẤN TIN TỨC

VAMC đã thu hồi được hơn 6,500 tỷ đồng nợ xấu
Sau 7 tháng đầu năm, VAMC xử lý bán tài sản đảm bảo, bán nợ và thu hồi được 6,513 tỷ đồng. tính đến nay, các TCTD đã gửi nhiều hồ sơ bán nợ xấu cho VAMC với tổng trị giá khoảng 64,000 tỷ đồng. Hiện, công ty phê duyệt mua 59,000 tỷ đồng nợ gốc với giá mua là 54,000 tỷ đồng. Và VAMC đã phát hành được 51,300 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt. Thời gian tới, các TCTD phải tích cực gửi bán nợ cho VAMC, đảm bảo trước 30/9, VAMC đảm bảo kế hoạch phát hành 80 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt.




ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH
  • Sau phiên hồi phục ngày hôm qua, VNINDEX lại quay trở lại giảm 6.04 điểm, gần như trả lại những gì lấy lại được của phiên giao dịch trước. Khối lượng giao dịch tăng gấp đôi phiên giảm mạnh về 601 ngày 06.08. VNINDEX có 3 phiên giao dịch dùng dằng xung quanh mốc 600.
  • Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục gây bão trên thị trường với tâm điểm là nhóm ngành ngân hàng, bảo hiểm như VCB, BID, CTG, GAS, BVH, MSN, STB, VIC, HPG, FPT… trong khi chiều ngược lại chỉ có một mình VNM chống đỡ thị trường. Đáng chú ý, VNM cho thấy vị thế vững chãi của mình trên sàn khi vẫn giữ được sắc xanh sau điều chỉnh giá ngày hôm qua bất chấp điều kiện thị trường không thuận lợi.
  • Nhóm cổ phiếu nóng cũng có diễn biến bất ngờ khi điều chỉnh hàng loạt với khối lượng đột biến như ASM, IDI…. Điều đặc biệt là đầu giờ nhóm này có giao dịch tương đối hứng khởi, nhưng sau 10 giờ tất cả cũng đảo chiều.
  • Sau khi hồi phục khá tốt ở phiên hôm qua, các cổ phiếu bảo hiểm như BVH, BMI, BIC, PVI… đã lao dốc trở lại. Trong đó, BVH giảm mạnh 1,200 đồng xuống 46,800 đồng/CP. BMI giảm 1,000 đồng xuống 20,400 đồng/CP. BIC cũng giảm 900 đồng xuống 21,300 đồng/CP.
  • Các cổ phiếu dầu khí vẫn tiếp tục đà lao dốc do ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu thế giới, GAS giảm 500 đồng xuống 58,000 đồng/CP. PVS giảm 200 đồng xuống 25,300 đồng/CP.
  • Đáng chú ý hôm nay khối ngoại mua ròng 166.5 tỷ trên HOSE, gấp gần 7 lần so với phiên giao dịch 05.08. Đặc biệt đáng chú ý khối này mua khối lượng lớn ở SSI, NT2. Khối ngoại cũng mua ròng phiên thứ 3 trên HNX với giá trị 7.9 tỷ
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
  • Ngưỡng hỗ trợ tiếp theo 595
  • Khả năng cao trong phiên giao dịch tiếp theo VNINDEX có khả năng sẽ kiểm nghiệm lại vùng hỗ trợ ngắn hạn 595-600. Sau 3 phiên giao dịch quanh mốc 600 với lực kéo là nhóm ngân hàng, bảo hiểm và cổ phiếu vốn hóa lớn chúng tôi nhận thấy thị trường dường như đang xoay vần tìm trụ mới.
  • Hiện tại các chỉ số kĩ thuật cho thấy thị trường đang chìm sâu trong vùng quá bán và phiên giao dịch đỏ điểm hôm nay cho thấy khả năng trong ngắn hạn chỉ số quay lại xu hướng tăng giá là tương đối khó khăn. Về ngắn hạn, các nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp hồi để giảm tỷ trọng cổ phiếu.
  • Về xu hướng tăng giá trung hạn hiện vẫn đang được bảo tồn nên ý tưởng lựa chọn cổ phiếu hiện tại có thể nghiêng về nhóm cổ phiếu có xu hướng tiềm năng cho trung hạn.
  • Tỷ lệ cổ phiếu / tiền mặt khuyến nghị 60/40%

GIẢI MÃ THỊ TRƯỜNG 05/08/2015

ĐIỂM NHẤN TIN TỨC

FTA VN-EU: 65% hàng xuất khẩu ngay lập tức được hưởng thuế 0%
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -EU đã chính thức kết thúc đàm phán và đang bước vào giai đoạn kí kết. Dự kiến sẽ xong trong mùa thu năm nay. Hai bên đều thống nhất mở rộng hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu, đặc biệt là những sản phẩm mà hai bên có thế mạnh như dệt may, giày dép, nông thủy sản, đồ gỗ của Việt Nam và máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy, đồ uống có cồn, một số loại nông sản của EU. Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam ông Franz Jessen cho hay, ngay khi có hiệu lực thì 65% hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU theo cơ cấu hiện tại sẽ được hưởng thuế suất 0%.




ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH
  • Sau 3 phiên rơi mạnh hôm nay thị trường có phiên bật mạnh trở lại, VNINDEX đóng cửa tại 607.08 sau khi tăng 6.32 điểm, HNXINDEX tăng 1.36 điểm đóng cả tại mức giá tăng nhất trong phiên 84.53 điểm. Khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức thấp dưới trung bình 20 phiên. Độ rộng thị trường được mở rộng khi có 187 mã tăng giá trên 40 mã giảm giá.
  • Nhóm cổ phiếu lớn bật tăng trở lại như VCB, SSI, BID, BVH, CTG, MSN…. Nhóm cổ phiếu bảo hiểm cũng bật tăng trở lại sau chuỗi ngày giảm giá.
  • Đáng chú ý nhóm cổ phiếu nóng cũng có phiên bứt phá trở lại. OGC, HAR, HAI, BGM, DLG, ATA, KLF...đồng loạt tăng trần và hút được dòng tiền khá tốt. Trong đó, HAI có dư mua trần 2 triệu đơn vị với hơn 2.9 triệu cổ phiếu được trao tay. DLG cũng khớp lệnh được hơn 3.4 triệu cổ phiếu, kết phiên vẫn dư mua trần hơn 196 nghìn cổ phiếu.
  • Hôm nay là sự hồi phục đồng thuận của thị trường khi cổ phiếu Ngân hàng, Chứng khoán, Dầu khí cũng tăng điểm trở lại.
  • Khối ngoại mua ròng 21.4 tỷ trên HOSE, 11.23 tỷ trên HNX. 
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
  • Như dự báo trong phiên trước, phiên hôm nay thị trường có phiên hồi phục sau chuỗi 3 ngày giảm điểm sắc nét. Chúng tôi quan sát thấy hai bên mua và bán vẫn trong trạng thái giao dịch lưỡng lự và thăm dò, tâm lý đầu tư vẫn e ngại về rủi ro hồi phục kĩ thuật và giảm sâu thêm một nhịp nữa.
  • Chúng tôi nghiêng về kịch bản phân hóa của thị trường trong giai đoạn này, những cổ phiếu nhóm ngành  dẫn dắt, cổ phiếu TPP, nới room vẫn còn tiềm tàng rủi ro điều chỉnh thêm, trong khi một số cổ phiếu có câu chuyện vẫn giữ được xu hướng tăng giá. Trong thời điểm hiện tại, dòng tiền đang tìm kiếm cơ hội trong nhóm cổ phiếu nóng. Đây là vận động của dòng tiền đầu cơ thông minh, luôn không ngừng tìm kiếm cơ hội ở mọi phân lớp cổ phiếu.
  • Chúng tôi quan sát có một số cổ phiếu như S99, HAI, KLF, IDI… hiện đang giao dịch ở khu vực đáy, tuy nhiên vận động của nhóm này khá khó chịu khi hiệu quả T+3 hết sức mờ nhạt. Quan điểm của chúng tôi nhận thấy rủi ro khi tham gia đầu cơ trong nhóm này là khá cao.
  • Về danh mục, hiện tại chúng tôi nghiêng về phương án chờ giá tốt để tiếp tục chốt khi chỉ số về tiệm cận vùng 615-620 điểm.
  • Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt 60/40%.