Cách chơi chứng khoán

Viết về chứng khoán Việt Nam bài học từ TQ


Nếu muốn giải quyết êm thấm đầu tư chứng khoán hiệu quả trên thị trường chứng khoán hiện tại, Việt Nam nên nhớ lại những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á trong 5 nam , đó là việc mở cửa thị trường vốn mới là công cụ điều tiết tốt nhất. Cũng dễ hiểu tại sao Chính phủ Việt Nam lại lo lắng. Chỉ số VN-Index đã tăng 147% trong năm ngoái và hiện tại, đầu năm 2009 vẫn đang tăng 50% - cao nhất trên thế giới. Trong tháng một, ước tính 900 triệu USD vốn đầu tư được đổ vào Việt Nam, gần gấp đôi so với tháng trước đó và gần bằng cả quý 4 năm 2006. Nhưng dòng vốn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài là đáng mừng chứ không đáng lo, nhất là đối với những nước mà chính phủ kiểm soát tốt tình hình và thị trường mở. Với kỳ vọng tăng trưởng GDP trung bình từ 7 % đến 8% mỗi năm, và có thêm nhiều doanh nghiệp nhà nước đang thiếu vốn đã lên kế hoạch cổ phần hóa trong vài năm tới, dòng vốn tự do có lẽ sẽ không tạo ra áp lực lạm phát quá lớn. Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, cho dù vẫn cao so với các tiêu chuẩn của khu vực nhưng đã giảm xuống ngay trong thời điểm đang bùng nổ làn sóng đầu tư vào năm ngoái. Vậy tại sao phải lo ngại? Có lẽ nhiều người cho rằng dòng vốn đang chảy vào Việt Nam hiện tại có thể nhanh chóng chuyển hướng ra ngoài khi các nhà đầu tư thay đổi “cảm xúc”. Nhưng cách lý giải này bắt nguồn từ suy nghĩ chưa đúng về nguyên nhân của khủng hoảng tài chính ở châu Á. Quá trình sụp đổ có thể khơi mào từ việc tích trữ tiền tệ, nhưng chính những khoản đầu tư không hiệu quả từ chính phủ trong nhiều năm kết hợp với những điều chỉnh bất hợp lý của ngân hàng đã dẫn đến tình trạng trên. Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ đã nhận xét rằng nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính châu Á trầm trọng là do những nhà đầu tư “thiếu tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của chính phủ”. Sự thiếu tin tưởng này càng trầm trọng thêm do những sai lầm về mặt chính sách - như kiểm soát vốn - đã tách chính phủ ra khỏi những nguyên tắc thị trường. Thêm vào đó, việc ngăn chặn dòng vốn chảy ra ngoài - nhất là trong tình trạng khủng hoảng - gần như là việc bất khả. Sau khi Chính phủ Malaysia đưa ra yêu cầu kiểm soát vốn , chỉ trong vòng 3 năm, dòng vốn chạy ra khỏi thị trường ước tính vào khoảng 700 triệu đô la mỗi tuần. Còn Trung Quốc, mặc dù hiện đã ra một quy định thắt hơn việc quản lý tài khoản vốn, nhưng trong năm , vẫn nhận được khoang 40 tỷ đô la Mỹ dòng vốn không chính thức chảy vào mỗi năm. Điều này diễn ra hoàn toàn ngược hẳn với thập niên 90, khi đó, các nhà đầu tư cá nhân ở Trung Quốc ngày càng ít đầu tư trong nước mà đổ hàng tỷ đô la ra nước ngoài. Câu chuyện của Trung Quốc là minh chứng rằng vốn sẽ chảy vào nơi nào nó muốn đến, bất kể có kiểm soát hay không. Ngay cả khi không đổ vỡ ngay, việc xiết chặt vốn cũng mang lại những hậu quả không mong đợi vế mặt dài hạn. Những sai lầm lặp lại của hy lap trong việc kiểm soát vốn vào năm 2000 là một ví dụ điển hình. Những chính sách hạn chế làm chậm không đáng kể dòng “tiền nóng”; thay vì vậy, nó lại làm tăng chi phí vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ - hầu hết đều cần tiền đầu tư của nước ngoài. Một nhà kinh tế ước tính rằng cái giá phải trả cho việc này trung bình là 80 triệu đô la Mỹ mỗi năm năm tính theo giá từ trước năm 2000, tương đương với 0,1% GDP trung bình của Chile trong thập niên 90. Chính phủ Việt Nam hiện đang khá thận trọng trước những biến động lớn của thị trường chứng khoán, điều gần như là chắc chắn sẽ xảy ra trong vài năm tới khi thị trường tài chính phát triển và những nhà đầu tư đánh giá sự phát huy thành quả kinh tế của chính phủ. Việc đối mặt với những thách thức của nguyên tắc thị trường sẽ giúp Chính phủ nhận được nhiều suy nghĩ tích cực hơn từ các nhà đầu tư.hướng dẫn chơi chứng khoán và hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán cho người mới bắt đầu

GIẢI MÃ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHIÊN NGÀY 14/08/2015

ĐIỂM NHẤN TIN TỨC

Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ sau 3 ngày phá giá
Ngày 14/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã điều chỉnh tăng tỷ giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD lên 0,05%. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên phá giá đồng nhân dân tệ từ hôm 11/8 nhằm phản ứng tốt hơn với diễn biến thị trường về tỷ giá hối đoái giữa đồng nhân dân tệ và đồng USD. Trên thị trường trao đổi ngoại tệ Trung Quốc, trong mỗi một ngày giao dịch, đồng nhân dân tệ được phép dao động 2% so với tỷ giá tham chiếu do ngân hàng trung ương công bố.




ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH
Trước những thông tin về Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá theo hướng thả nổi có điều chỉnh, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 4 phiên giảm điểm liên tiếp. Tính từ đầu tuần đến giờ về điểm số VNINDEX đã mất 5% từ 620 về 589.
Lực bán mạnh mẽ đến chủ yếu từ nhóm Ngân hàng và những cố phiếu vốn hóa lớn. Đặc biệt trước diễn biến giá dầu phá đáy 6 năm đã làm cho nhóm cổ phiếu dầu khí càng sa sút.
Đón nhận thông tin có liên quan đến ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước thay ông Trầm Bê thực hiện toàn bộ quyền cổ đông tại Sacombank khiến cổ phiếu STB giảm khá mạnh. Càng về cuối phiên sáng, STB mất 400 đồng, trước đó mã này có lúc rớt 700 đồng một cổ phiếu.  MBB, VCB, CTG, EIB đều sụt giảm.
KDC sau phiên giảm sàn ngày hôm qua do áp lực margin call đã giữ được giá tham chiếu trong phiên giao dịch hôm nay, diễn biễn trả cổ tức bằng tiền mặt khủng của cổ phiếu này và hệ lụy margin call có thể coi là một sự rủi ro về margin trên thị trường.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp trong tuần với tổng giá trị hơn 102 tỷ trên cả hai sàn.


CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
Kỳ vọng vào nhịp hồi ngắn hạn VNINDEX về đến 600
Chỉ số VNINDEX đã có một tuần điều chỉnh do chạm ngưỡng kháng cự 620, sau đó đón nhận thông tin về tỷ giá đã khiến cho nhịp chỉnh này khá sắc nhọn. Hiện đường giá đang nằm dưới MA 45 và đang tiến về gần MA 200.
Chúng tôi cho rằng khi chỉ số chạm ngưỡng hỗ trợ 580 sẽ có nhịp hồi về vùng kháng cự 600. Với nhận định này chúng tôi giữ quan điểm sẽ tận dụng sóng hồi để hạ tỷ trọng cổ phiếu. Về xu hướng trong trung hạn, chúng tôi vẫn không thay đổi với quan điểm đây là một kênh xu hướng giảm giá.
Trong nhịp hồi này, chúng tôi thấy tương đối ngắn; chưa kể cơ hội về hiệu quả T+3 đối với hầu hết cổ phiếu chưa rõ ràng nên khuyến nghị nhà đầu tư không nên tham gia nhịp hồi này, và chú trọng đến cơ hội chọn giá tốt để hạ tỷ trọng cổ phiếu trong tài khoản.
Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt 40/60%.


Gửi các bạn nhận định sau phiên giao dịch chứng khoán ngày 12/08/2015




ĐIỂM NHẤN TIN TỨC

NHNN tăng biên độ tỷ giá lên +/-2%
Từ đầu năm đến nay, diễn biến kinh tế thế giới đã xuất hiện nhiều yếu tố mang tính đột biến nằm ngoài dự đoán của các tổ chức quốc tế lớn như: (i) Việc giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây một phần do quan hệ cung cầu nhưng chủ yếu vẫn do các yếu tố chính trị tạo ra; (ii) Sự cộng hưởng của việc Fed dự kiến tăng lãi suất, sự suy thoái của kinh tế Châu Âu và cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp đã làm cho đồng USD tăng giá cao hơn nhiều so với dự kiến của Fed. Vì vậy, để tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế nêu trên, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, biên độ tỷ giá giữa Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ được điều chỉnh tăng từ +/-1% lên +/-2%. Với tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.673 VND/USD, biên độ tỷ giá mới sẽ cho phép tỷ giá biến động trong phạm vi mức tỷ giá trần là 22,106 VND/USD và tỷ giá sàn là 21,240 VND/USD.


  
ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH
  • Lo ngại trước những ảnh hưởng từ thông tin Trung Quốc phá giá đồng nội tệ và Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2%. Bên cạnh đó, việc giá dầu lao dốc cũng góp thêm vào lực kéo thị trường giảm điểm.
  • Nhóm cổ phiếu Ngân hàng và Dầu khí có phiên giảm mạnh trong ngày hôm nay. Kết phiên giao dịch, VCB giảm tới 1,600 đồng xuống 45,500 đồng/CP và khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. BID giảm 600 đồng xuống 23,900 đồng/CP. ACB giảm 400 đồng xuống 20.500 đồng/CP. Các cổ phiếu dầu khí là GAS, PVD, PVS, PGS… cũng đã chìm trong sắc đỏ.
  • Đà giảm điểm cũng lan rộng sang các trụ đỡ khác của VNINDEX như BVH, VNM, VIC, FPT, ….
  • Thanh khoản thị trường hôm nay đã vượt trên trung bình 20 phiên. Kết phiên VNINDEX mất 8.81 điểm, đóng cửa tại 604.24 điểm. Khối ngoại tích cực mua vào trong sắc đỏ với giá trị hơn 98 tỷ trên HOSE và 12.2 tỷ trên HNX. 
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
  • Vùng hỗ trợ tiếp theo là 590
  • Sau diễn biến tiêu cực do ảnh hưởng của thông tin hôm nay, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ bị ảnh hưởng tạm thời bởi diễn biến tiêu cực. Áp lực bán đè nặng lên chỉ sổ mỗi khi kéo gần đến mức kháng cự. Trong ngắn hạn, chúng tôi nghiêng về kịch bản thị trường sẽ dao động trong biên độ 590-615.
  • Một số cổ phiếu vấn cho thấy chỉ báo sức khỏe tốt hơn thị trường như HCM, VSC, MHC, BCI, VND, SKG… Những cổ phiếu này có thể cho thấy hiệu quả tốt hơn xu hướng thị trường hiện tại.
  • Phiên giao dịch ngày 13.08 được hỗ trợ thông tin từ hội thảo về nới room do Ủy ban chứng khoán tổ chức, chúng tôi cho rằng nhóm cổ phiếu nới room sẽ có diễn biến giao dịch nổi bật trong phiên này.
  • Hành động hiện tại chúng tôi khuyến nghị nên đặt mục tiêu an toàn và bảo toàn vốn, phiên hôm nay chúng tôi bán BID, ACB trong danh mục.
  • Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt 45/55%.

GIẢI MÃ THỊ TRƯỜNG & NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHIÊN 11/08/2015

ĐIỂM NHẤN TIN TỨC

5 chướng ngại lớn nhất còn lại của TPP
Dưới đây là 5 vấn đề gây cản trở lớn nhất đối với các vòng đàm phán TPP cho đến nay, theo phân tích và tổng hợp của tạp chí Time. Đó là: bản quyền dược phẩm cần được bảo vệ trong thời gian dài dể bù đặp chi phí và công sức nghiên cứu, xuất khẩu sữa, thuế nhập khẩu ôtô phải thay đổi khi gia nhập TPP: chính phủ các nước công nghiệp bảo hộ khá chặt chẽ lĩnh vực ôtô, và điều này sẽ bắt buộc phải thay đổi sau khi họ gia nhập TPP, các chính sách chặt chẽ về nguyên liệu dệt may, thao túng tiền tệ khi chính phủ một số nước mua hoặc bán ngoại tệ trong nỗ lực thay đổi tỷ giá đồng nội tệ của họ một cách giả tạo



  
 
ĐIỂM NHẤN GIAO DỊCH
  • Phiên giao dịch chiều VNINDEX chứng kiến sự bùng nổ sau diễn biến dùng dằng của phiên giao dịch sáng. Sau khi chạm mốc 620 trong phiên, VNINDEX quay lại điều chỉnh 1.48 điểm và đóng cửa ở 613.05 điểm. Khối lượng giao dịch tăng lên gần giá trị trung bình 20 phiên.
  • Thị trường tiếp tục chứng kiến sự đồng thuận của nhóm cổ phiếu VN30, Bảo hiểm và đặc biệt là sự trở lại của cổ phiếu ngân hàng.
  • VNM sau chuỗi 4 phiên tăng điểm đã có sự điều chỉnh trong phiên ngày hôm nay và cũng chính là nhân tố góp phần làm mất điểm lớn nhất của VNINDEX. Chiều ngược lại BID, VCB, BVH, MSN, CTG …lại là những nhân tố cổ vũ cho sắc xanh trên thị trường.
  • SSI mặc dù được khối ngoại mua gần hết chỗ room còn lại sau thông tin có thể sẽ nới room lên 100%, vẫn đóng cửa ở giá đỏ với hơn 7.6 triệu cổ phiếu được trao tay.
  • Khối ngoại mua ròng 185 tỷ trên HOSE, tập trung ở SSI, KBC, BID, PVD, CTG, VIC….  Đồng thời mua ròng 8.2 tỷ trên HNX.
 
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
  • Chỉ số chạm kháng cự ngắn hạn 620
  • Như chúng tôi nhận định, chúng tôi trông đợi một sóng hồi trong ngắn hạn của chỉ số. Trong phiên giao dịch hôm nay khi chỉ số chạm 620 lực cung chốt lời tại ngưỡng kháng cự này gia tăng đã đẩy lùi đà tăng của chỉ số.
  • Về mặt tích cực, chúng tôi nhận thấy lực cầu quay trở lại với nhóm ngành dẫn dắt Ngân hàng, đặc biệt là lực cầu đến từ khối ngoại. Tuy nhiên, cổ phiếu nhóm ngành này đều có đặc điểm chung là giá đến vùng kháng cự và bật lại.
  • Phiên giao dịch mai sẽ quyết định xu hướng trong ngắn hạn, nên chúng tôi cho rằng nhà đầu tư nên hạn chế mua mới trong phiên giao dịch này. Về danh mục khuyến nghị, chúng tôi tiến hành chốt lời 15% SSI trong danh mục sau khi chứng kiến lượng cung tương đối lới của SSI và một cây nến đỏ khi giá gần vùng đỉnh cũ 28.3.
  • Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt 65/35%.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 07/08/2015

ĐIỂM NHẤN TIN TỨC

Tuần tới, UBCK tổ chức hội thảo quy định cụ thể về nới room
Trong thứ 5 tuần tới, UBCKNN sẽ tổ chức một buổi hội thảo để cung cấp cho các thành viên thị trường, doanh nghiệp, tổ chức phát hành biết các quy định cụ thể hơn về việc nới room cho NĐTNN. Danh sách về nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu đã được tích hợp với luật doanh nghiệp mới. Các doanh nghiệp có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh của mình trên cổng thông tin điện tử quốc gia để tìm hiểu thông tin này.





CHỨNG KHOÁN CUỐI TUẦN
  • Diễn biến giao dịch trong tuần tương đối cân não khi có 4 phiên liên tiếp thị trường trồi sụt quanh ngưỡng 600 điểm. Mặc dù mốc này trong kĩ thuật không phải là mốc kháng cự mà chỉ đơn thuần là tâm lý.
  • Quan sát cung và cầu trong tuần, chúng tôi nhận thấy phiên giao dịch sáng thường dành cho những những người lạc quan nhưng sau 14 giờ chiều mới dành cho những nhân tố quyết định đến sắc xanh đỏ của thị trường. Nhóm ngành Ngân hàng, bảo hiểm có chung diễn biến buổi sáng khớp lệnh giá xanh  hoặc xung quanh tham chiếu, nhưng đến chiều lực bán quyết liệt đã đấy nhóm này xuống vùng giá đỏ, cũng kéo theo VNINDEX mất điểm.
  • Xu hướng thị trường hiện bị chi phối bới hai trụ VCB và BVH, một khi hai trụ này có biến thì chỉ số cũng không thể đi ngược lại.
  • Sau 4 phiên nhóm Ngân hàng và Bảo hiểm bị bán quyết liệt, phiên cuối tuần đà giảm điểm đã chậm lại và chúng tôi trong đợi sự phục hổi kỹ thuật trong nhóm này về ngắn hạn. 
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
  • Các thông tin hỗ trợ nới room được khởi động
  • Trong tuần chúng tôi nhận thấy VNM và một số cổ phiếu vốn hóa lớn như MSN, VIC, HPG đang đóng vai trò trụ đỡ cho chỉ số. Đặc biệt là VNM, trong phiên giao dịch cuối tuần VNM đã vượt đỉnh của tháng 3/2014 với khối lượng giao dịch cao nhất trong vòng 11 phiên trở lại đây.
  • Như vậy đã có sự thay đổi trong nhóm cổ phiếu trụ đỡ cho thị trường, nhóm cổ phiếu ngân hàng bảo hiểm sẽ tạm nhường chỗ cho những cổ phiếu vốn hóa lớn còn lại để nâng đỡ thị trường. Chúng tôi nhận thấy đây sẽ là cơ hội trong giai đoạn này.
  • Trong tuần tới, thị trường sẽ phân hóa theo thông tin hỗ trợ từ các động thái của các nhà chính sách trong việc ban hành Nghị định 60 về nới room. Thứ 5 tuần tới, UBCK nhà nước sẽ có hội thảo giới thiệu những quy định cụ thể về việc nới room. Cụ thể kết quả của hội thảo này thị trường sẽ có danh sách cụ thể về nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định hạn chế tỷ lệ sở hữu đã được tích hợp với luật doanh nghiệp mới.
  • Có một số thông tin từ các công ty niêm về kế hoạch cho việc tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa theo luật định là: SSI, CII và các công ty khác đã xin ý kiến trong đai hội cổ đông gần nhất là TCM, HSG, BMP trong khi đó FPT đang chờ đợi ý kiến hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.
  • Với nhận định về thay đổi nhóm trụ và thông tin room chúng tôi kì vọng vào sóng hồi ngắn hạn, chúng tôi mua HPG, HCM mỗi cổ phiếu 10% trong danh mục.
  • Tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt 80/20%.