Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong những năm qua, cổ phần hóa là yếu tố quan trọng thúc đẩy TTCK phát triển. Ở chiều ngược lại, sự phát triển của TTCK đã có tác động tích cực đến tiến trình cổ phần hóa, diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.
Cổ phần hóa cung cấp hơn 50% hàng hóa cho TTCK
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn đầu, cổ phần hóa DNNN là một trong những tiền đề cho sự hình thành TTCK ở Việt Nam. Việc cổ phần hóa các tổng công ty, DNNN quy mô lớn với phương thức đấu giá công khai trên Trung tâm giao dịch chứng khoán (GDCK) trước đây, nay là Sở GDCK, đã cung cấp cho TTCK một lượng lớn hàng hoá chất lượng cao; góp phần mở rộng quy mô thị trường, thu hút các nhà đầu tư trong nước tham gia; tạo sự phát triển ổn định cho thị trường (do chất lượng cổ phiếu niêm yết tăng lên), hạn chế tình trạng đầu cơ, chi phối giá chứng khoán trên thị trường (nhờ số lượng doanh nghiệp nhiều, quy mô lớn).
Cụ thể, xét ở khía cạnh cổ phần hóa góp phần mở rộng quy mô của TTCK, không kể hơn 200 doanh nghiệp đang đăng ký giao dịch trên sàn UPCoGDCK có 340 doanh nghiệp được hình thành từ cổ phần hóa DNNN, chiếm trên 50% tổng số doanh nghiệp niêm yết trên thị trường.
Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết của 340 doanh nghiệp trên đạt xấp xỉ 295.000 tỷ đồng tính theo mệnh giá. Quy mô của khối doanh nghiệp này liên tục tăng qua từng năm trong thời gian gần đây. Trong đó, giai đoạn 2011 - 2014, tổng tài sản tăng bình quân 12%/năm, tổng vốn chủ sở hữu tăng bình quân 16%/năm, tổng vốn đầu cổ ph thông qua hình thức phát hành thêm cổ phần rất tốt. Hầu hết các DNNN sau cổ phầnm yết đều có những lợi thế nhất định do được thừa hưởng cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và một số ưu đãi từ chính sách cổ phần hóa, đồng thời cơ chế hoạt động theo mô hình mới năng động hơn, nên hoạt động sản xuất - kinh doanh có những chuyển biến tích cực. Nhờ đó, các doanh nghiệp có nguồn giữ lại để tăng vốn điều lệ, đồng thời có uy tín để huy động vốn từ các nhà đầu tư thông qua phát hành thêm cổ phần.
Kết quả kinh doanh của các DNNN cổ%/năm, lợi nhuận tăng khoảng 8,6%/năm.
Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của các DNNN cổ phần hóa niêm yết chiếm khá lớn so với toàn thị trường niêm yết nói chung. Cụ thể, tỷ trọng doanh thu chiếm từ 75 - 80% toàn thị trường, tỷ trọng lợi nhuận sau thuế chiếm từ 77 - 82% toàn thị trường.
Việc cổ phần hóa các DNNN gắn với niêm yết đã tăng cường sự kiểm tra, giám sát của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp (các cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp cùng giám sát, nhà đầu tư có cơ hội tiếp xúc nghiên cứu thông qua thông tin trong các bản cáo bạch); tạo áp lực đòi hỏi các doanh nghiệp này phải tiếp cận với phương thức quản trị mới, minh bạch hơn, tự chủ và hiệu quả hơn trong hoạt động; nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu; tăng khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét